Ngoài gỗ tự nhiên ra thì hiện nay các loại gỗ công nghiệp cũng rất được ưa chuộng trên thị trường tiêu dùng nước ta, cũng như được áp dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau. Ngoài những đặc tính vượt trội, khắc phục được một số nhược điểm nhất định của gỗ tự nhiên ra thì gỗ công nghiệp còn sở hữu mức giá khá phải chăng, nên đây cũng là một trong những lý do mà chúng được nhiều người lựa chọn. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về giá các loại gỗ công nghiệp hiện nay để hiểu rõ hơn về chất liệu này nhé.
Gỗ công nghiệp là gì? Phân loại gỗ công nghiệp
Khái niệm gỗ công nghiệp
Dù mang tính phổ biến rất cao, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ hay giải thích cụ thể nhất đối với câu hỏi gỗ công nghiệp là gì. Theo đó, “gỗ công nghiệp” là thuật ngữ dùng để phân biệt với “gỗ tự nhiên” về mặt chất liệu sản xuất. Gỗ tự nhiên là loại gỗ được con người khai thác trực tiếp trong các khu rừng hay từ các cây lấy gỗ có thân cứng. Trong khi đó, gỗ công nghiệp là loại gỗ được con người chế biến sử dụng keo hoặc hóa chất kết dính gỗ vụn vào với nhau tạo thành các tấm gỗ sau đó sản xuất ra các đồ nội thất.
Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel và ngày càng được ưa chuộng trên khắp thế giới chứ không chỉ riêng ở nước ta. Chúng được chế tạo thông qua việc sử dụng phần gỗ thừa trong quá trình chế biến gỗ tự nhiên, vật liệu tái sinh, nguyên liệu tận dụng, nó vừa tiết kiệm chi phí, vừa thân thiện với môi trường và giảm thiểu đáng kể lượng gỗ khai thác mỗi năm. Nên chúng được ví như một giải pháp hoàn hảo để khắc phục tình trạng khan hiếm của gỗ tự nhiên hiện nay.
Phân loại gỗ công nghiệp
Nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, sử dụng ngày một tăng cao và áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật nên ngày càng có nhiều loại gỗ công nghiệp khác nhau được ra đời. Tuy nhiên, nếu để phân loại gỗ công nghiệp sẽ không chỉ có một cách duy nhất mà chúng ta sẽ dựa vào những tiêu chi như sau:
+ Phân loại dựa vào cốt gỗ:
• Cốt gỗ ván dăm MFC
• Cốt gỗ MDF
• Cốt gỗ HDF
• Cốt gỗ dán hay ván ép (plywood)
+ Phân loại dựa vào vật liệu phủ bề mặt:
• Bề mặt Melamine
• Bề mặt Laminate
• Bề mặt Veneer
• Lớp phủ Acrylic
Báo giá gỗ các loại gỗ công nghiệp mới nhất hiện nay
Gỗ công nghiệp luôn được biết đến với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên, nên vì vậy mà nhiều người đã lựa chọn chúng làm giải pháp thi công các công trình, sản xuất sản phẩm cho mình. Sau đây là phần báo giá các loại gỗ công nghiệp mới nhất hiện nay đối với các loại đang được ưa chuộng nhất. Tuy nhiên các bạn hãy lưu ý rằng những mức giá này vẫn sẽ có sự chênh lệch nhất định giữa các đơn vị cung ứng.
Bảng giá gỗ công nghiệp MFC
MFC là tên biết tắt của cụm từ Melamine Faced Chipboard, loại gỗ công nghiệp này sẽ được gia công từ các loài cây thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su được khai thác rồi đưa về nhà máy với dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại. Tiếp đó các loại thân gỗ này sẽ được băm nhỏ và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày cho ván gỗ. Sau khi đã trộn đều các sợi gỗ và keo với nhau sau đó sẽ phủ lên một lớp Melamine bảo vệ, lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Sau đây là bảng giá gỗ công nghiệp MFC mà bạn có thể phân loại.
Bảng giá gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp MDF có lẽ là loại mang tính phổ biến cao nhất ở thị trường tiêu dùng nước ta hiện nay. Khi nhắc đến ván gỗ công nghiệp giá rẻ, chất lượng thì có lẽ MDF luôn là cái tên được chọn lựa hàng đầu. Hiện nay đây được coi là một trong những loại gỗ công nghiệp ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới không chỉ bởi giá thành ổn định mà còn do tính bề mặt phong phú. Ván gỗ MDF có thể kết hợp với trên 200 mã màu melamine, hơn 80 mã màu laminate khác nhau và giá của chúng cũng sẽ thay đổi dựa trên những yếu tố này.
Bảng giá gỗ công nghiệp HDF
HDF là loại gỗ công nghiệp được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính. Gỗ có màu vàng đậm, bề mặt mịn, nhẵn rất đặc trưng khi mua gỗ công nghiệp các bạn cũng có thể dựa vào điều này để phân biệt. Một tấm gỗ HDF có kích thước tiêu chuẩn 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm, ngoài ra còn có các kích thước phục vụ theo nhu cầu sản xuất. Sau đây là bảng giá gỗ công nghiệp HDF, theo đó bảng giá này cũng được áp dụng cho giá gỗ công nghiệp đóng tủ đối với gỗ công nghiệp HDF này.
Bảng giá gỗ công nghiệp Plywood
Đây được coi là một loại gỗ dán, làm từ nhiều lớp gỗ lạng xắp xếp vuông góc liên tục lẫn nhau theo hướng vân gỗ của mỗi lớp sao cho thật tự nhiên và khớp với nhau. Các lớp này được liên kết với nhau bằng keo Phenol hoặc keo Formaldehyde, sau đó được ép bằng máy ép thủy lực tạo ra ván gỗ Plywood thành phẩm. Nên đây cũng là lý do mà người ta thường gọi với tên gỗ plywood chịu nước hay gỗ plywood chống ẩm.
So sánh các loại gỗ công nghiệp với gỗ tự nhiên
Gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên đều là những chất liệu đang được áp dụng vào nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau trong xã hội hiện nay. Mỗi loại sẽ có những ưu điểm khác nhau phù hợp riêng với từng gia đình cũng như nhu cầu sử dụng. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt này hãy cùng chúng tôi so sánh các loại gỗ công nghiệp với gỗ tự nhiên nhé.
+ Ưu, nhược điểm của gỗ công nghiệp:
Ưu điểm:
• Giá thành rẻ
• Không cong vênh
• Thời gian thi công sản xuất nhanh
• Bảng màu đa dạng, phong phú nhiều sự lựa chọn
Nhược điểm:
• Tuổi thọ sử dụng không được lâu dài
• Họa tiết, đường vân thẩm mỹ kém
• Khả năng chịu trọng tải không cao
+ Ưu, nhược điểm của gỗ tự nhiên:
Ưu điểm:
• Bền theo thời gian
• Chắc chắn, khả năng chịu trọng tải tốt
• Đường vân gỗ sắc nét, tinh tế
• Có thể gia công được nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau
• An toàn tuyệt đối với sức khỏe người dùng
Nhược điểm:
• Giá thành cao
• Cong vênh, sâu mọt nếu không được xử lý kỹ
Thông qua phần đánh giá về từng ưu – nhược điểm của gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên trên đây chúng ta có thể so sánh một cách rõ ràng. Xét về chất lượng hay thẩm mỹ thì gỗ tự nhiên hoàn toàn “áp đảo”, điều khiến mọi người e ngại lựa chọn chất liệu này có chăng chỉ là do giá thành của chúng cao mà thôi. Nhất là khi tình trạng khan hiếm của gỗ tự nhiên đang ngày càng tăng cao.
Đây là những thông tin liên quan đến giá các loại gỗ công nghiệp mới nhất trên thị trường hiện nay. Dù có sự chênh lệch giữa các địa chỉ cung ứng, nhưng các bạn cũng có thể dựa trên những mức giá này để cân đối cho nhu cầu thực tế của mình. Mong rằng, thông qua đó sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan và lựa chọn được vật liệu phù hợp.
Xem thêm : TOP các loại gỗ tự nhiên dùng trong nội thất bền nhất