45+ bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa

Trong dòng chảy của nghệ thuật thì tranh khắc gỗ Việt Nam đã có những đóng góp không hề nhỏ để tạo nên được một diện mạo đầy ấn tượng và nổi bật với những đặc trưng riêng của cái “hồn” dân tộc. Tranh khắc gỗ vừa là một loại hình nghệ thuật nhưng cũng vừa là phương tiện để truyền tải cảm xúc và mỹ cảm đương đại. Chính vì thế mà dòng tranh này mang một giá trị vô cùng lớn lao, đó chính là một chiếc cầu nối liền từ quá khứ cho đến hiện tại ngày hôm nay. Ngắm nhìn 45+ bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa dưới đây, chúng ta mới có thể cảm được nhận được một phần giá trị trong “kho tàng” vô giá của quốc gia.

Lịch sử hình thành và phát triển của tranh khắc gỗ Việt Nam     

Có rất nhiều người thường cho rằng dòng tranh khắc gỗ Việt Nam được hình thành và phát triển bắt đầu từ năm 1925, thế nhưng khi nhìn lại lịch sử của nước nhà thì điều này chưa thực chính xác. Bởi theo sử sách thì tranh khắc gỗ đã được hình thành từ thời xa xưa, chính xác là từ thời Lý (1009 – 1025) đã có nghề khắc ván in Kinh Phật trong triều đình, không chỉ là chỉ khắc chữ mà những bản khắc này rất có thể còn là những hình ảnh được điêu khắc kèm theo trên ván. Tiếp đến vào năm 1396, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy, với bộ ván in khắc sẵn bằng gỗ với mệnh giá và hình trang trí. Tuy nhiên do chiến tranh, bạo loạn của giặc Minh đã tàn phá đất nước, những di tích còn lại của những bộ khắc trên ván gỗ đầu tiên dường như bây giờ cũng khó có thể tìm lại được.

Lịch sử hình thành và phát triển của tranh khắc gỗ Việt Nam

Cho đến giữa thế kỉ XV, vào thời Lê sơ, triều đình đã cử thám hoa Lương Nhữ Hộc đi sứ sang Trung Quốc học được nghề khắc in trên ván gỗ và sau này khi về nước ông đã dạy truyền lại cho hai làng Hồng Lục và Liêu Chai quê ông hiện nay chính là Hải Dương. Nên cho đến tận ngày hôm nay ông vẫn được tôn là Ông Tổ của nghề khắc ván in tranh. Sang đến các thế kỉ sau, khi nghệ thuật văn hóa dân gian đạt đến đỉnh cao, cũng là lúc các dòng tranh khắc gỗ dân gian ra đời như tranh Đông Hồ, Hàng Trống,…Tuy nhiên cho đến tận ngày hôm nay các nhà sử học vẫn chưa tìm ra được những khắc bản gốc, đầu tiên để chứng minh về niên đại của của loại hình nghệ thuật này, dựa trên những khảo cổ đã tìm được thì có thể tranh khắc gỗ Việt Nam có thể đã bắt đầu từ thế kỷ XVI – XVII dưới thời Mạc hoặc Lê – Trịnh với dòng tranh Đông Hồ là sớm nhất.

Và cuối cùng một trong những dấu mốc quan trọng của dòng tranh chính là vào năm 1925 khi Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập, đã tạo ra một bước đột phá quan trọng đó là chuyển từ tranh khắc gỗ dân gian sang tranh khắc gỗ hiện đại Việt Nam. Không còn giữ hoàn toàn những nguyên tắc trước đó, lúc này những nét trong tranh khắc gỗ Việt Nam đã xuất hiện những ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây như bố cục, màu sắc, chất liệu,…Đặc biệt nếu như trước đây dòng tranh này thường được sử dụng trong việc thờ cúng, thì hiện nay chúng còn được sử dụng như một vật dụng trang hoàng nhà cửa, không gian của tại tư gia.

Nét đặc trưng trong nghệ thuật tranh khắc gỗ

Nội dung tranh

Tranh khắc gỗ nổi tiếng là một trong những dòng tranh chứa đựng những giá trị nghệ thuật rất cao không chỉ là dòng tranh khắc gỗ dân gian mà ngay cả dòng tranh khắc gỗ hiện đại cũng vậy. Bởi nội dung của tranh không chỉ là những hình ảnh đơn thuần mà chúng còn chứa đựng những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau như sau:

+ Tranh minh họa Kinh Phật: Sẽ là những hình ảnh Phật, hoa sen, hay các linh thú trong tôn giáo như sư tử, voi,… đây được coi là những hình ảnh được kèm theo trong Kinh Phật chứ không thường phổ biến dùng để làm tranh trang trí bình thường.

===>> Xem thêm: 25+ Mẫu tranh trang trí phòng khách chung cư nhỏ đẹp

Nội dung tranh 1

+ Tranh Thập Vật: Là hình ảnh các linh vật trên yên cương, bành hoặc mã phu, quản trượng để con người cưỡi dạo chơi ở thế giới bên kia dòng tranh này được tạo hình rất cô động và chỉ điêu khắc bản in nét đen.

+ Tranh thờ: Đây là dòng tranh nổi tiếng của tranh khắc in Đông Hồ, Hàng Trống, Hoàng Kim, tranh thờ miền núi Việt Bắc,…Với các hình ảnh tượng Phật, thần, thánh, tiên hoặc tứ linh.

+ Tranh chúc tụng: Đây là một trong những nội dung thể hiện cho một lời chúc thành tâm, thành ý với một ý nghĩa tốt đẹp. Với các hình ảnh, nội dung như Phúc – Lộc – Thọ, An Khang Thịnh Vượng hoặc các hình tượng thể hiện sự an lành, ấm no, sinh sôi nảy nở, gia đình hạnh phúc,…

+ Tranh cảnh vật: Thông thường sẽ những bộ tranh Tứ quý tùng – cúc – trúc – mai tượng trưng cho bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông. Ở dòng tranh trang trí khắc gỗ hiện đại có thể kể đến các tác phẩm tranh khắc gỗ mùa xuân của Nguyễn Thụ.

Nội dung tranh 2

+ Tranh sinh hoạt: Có lẽ là một trong những nội dung phong phú và sinh động nhất. Với những hình ảnh đơn giản của cuộc sống hàng ngày như đấu vật, chọi gà, rước rồng, chợ quê, cấy lúa,…

+ Tranh truyện: Đây là dòng tranh khắc gỗ có khổ rất lớn, thể hiện các nội dung tóm tắt các câu truyện nổi tiếng hoặc truyện cổ tích dân gian như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Thạch Sanh,…

+ Tranh châm biến đả kích: Thể hiện sự phê phán vào các hủ tục hay các hiện tượng xấu trong xã hội với các hình ảnh đánh ghen, đám cưới chuột, cá chép trông trăng với những ý nghĩa châm biến một cách nhẹ nhàng.

+ Tranh lịch sử: Đề cao những chiến công của các anh hùng trong lịch sử dân tộc với những hình ảnh của Phù Đổng Thiên Vương, Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo,…

+ Tranh phong cảnh: Tranh khắc gỗ phong cách là một trong những dòng tranh được chọn lựa nhiều nhất cho việc trang hoàng nhà cửa với nội dung về thiên nhiên, phong cảnh thiên nhiên được điêu khắc một cách tài tình.

Vật liệu tranh

Dòng tranh khắc gỗ Việt Nam thường sử dụng các loại gỗ như gỗ thừng mực, gỗ thị, gỗ mít, gỗ vàng tâm, gỗ mỡ, gỗ giổi,…với từng ưu điểm được khai thác triệt để. Gỗ thừng mực sẽ có trọng lượng rất nhẹ, các thớ thì không rõ nét và mềm nên rất dễ khắc thế nhưng loại gỗ này cũng nhanh mòn, dễ mục nên thường dùng để khắc bản mảng. Gỗ thị thì mang lại những bản khắc rất lâu đời, có thể lên đến 150 năm mang giá trị kinh tế cao. Gỗ mít cũng rất dễ khắc thế nhưng do thường có mắt gỗ nên thường dùng để làm bản mảng. Gỗ vàng tâm thì thường để làm hoành phi, câu đối nên đây là loại gỗ có thể vừa dùng để khắc bản mảng vừa để khắc bản nét cũng đều được,…

===>>> Xem thêm: 55+ mẫu tranh trang trí lớp học mầm non đẹp sáng tạo

Vật liệu tranh

Với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, cũng như sự ảnh hưởng của tranh khắc gỗ phương Tây và tranh khắc gỗ Nhật Bản nên vật liệu tranh khắc gỗ hiện đại Việt Nam cũng dần được thay đổi theo năm tháng. Hiện nay dòng tranh điêu khắc còn sử dụng các vật liệu mới gỗ MDF, thạch cao, đất sét trong đó bìa gỗ MDF ngày càng được sử dụng phổ biến hơn.

Tiếp đến là phần đục dùng khắc trong tranh gỗ ở những dòng tranh khắc gỗ dân gian truyền thống sẽ là các mũi thép không cán, gọi là ve đươc phân thành 4 loại: Móng có lưỡi cong lòng máng rõ rệt; Thoảng có lưỡi chỉ hơi cong lòng máng; Thẳng có lưỡi phẳng; Dãy nền có lưỡi lòng máng mỗi loại sẽ được sử dụng tùy theo mục đích của người điêu khắc tranh. Còn đối với những dòng tranh điêu khắc hiện đại thì thường sử dụng bộ dao đục có cán với 4 kiểu chính: Chữ V;  Lòng máng; Lòng máng chữ U; Dao trổ có cán để tỉa cho sắc nét.

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa

Giá trị thực sự của dòng tranh khắc gỗ Việt Nam được thể hiện trên từng nét điêu khắc, từng độ nông sâu của một tác phẩm. Ngay từ dòng tranh khắc gỗ dân gian đã thể hiện được cái “hồn” vô cùng sâu sắc. Tuy rằng ở dòng tranh khắc gỗ hiện đại đã có nhiều sự thay đổi nhất định và chịu ảnh hưởng bởi các nền văn hóa khác nhau tuy nhiên chúng vẫn giàu chất trang trí Á Đông kết hợp với những đặc trưng trong nội dung Việt mộc mạc, bình dị. Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc và tinh thần dân tộc một cách sâu sắc. Chính vì thế những người thưởng dòng tranh này và có thể thiểu hết được ý nghĩa các tác phẩm phải thực sự là một người có kiến thức uyên thâm và hiểu được những giá trí cốt lõi.

Tuy nhiên do quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà ngày nay những làng nghề còn giữ nghề điêu khắc tranh gỗ đang dần bị thu hẹp lại, thậm chí nhiều làng nghề nổi tiếng trước đây đã biến mất thay thế bằng những khu công nghiệp, những nghề khác nhau. Chính vì thế các sản phẩm tranh khắc gỗ Việt Nam cũng vì thế mà dần ít đi. Tuy nhiên vẫn còn những họa sỹ đầy tâm huyết, yêu nghề vẫn cố gắng lưu giữ và truyền bá những giá trị nghệ thuật to lớn thông qua những tác phẩm của mình. Điều này giúp cho những thế hệ mai sau luôn được chiêm ngưỡng những tác phẩm của một dòng tranh mang ý nghĩa sâu sắc. Thông qua những tác phẩm sau đây những điều này càng thể hiện được những đánh giá trên.

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 1

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 2

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 3

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 4

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 5

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 6

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 7

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 8

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 9

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 10

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 11

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 12

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 13

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 14

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 15

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 16

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 17

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 18

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 19

 

45+ Bức tranh khắc gỗ Việt Nam nổi tiếng và ý nghĩa 20

 

Tranh khắc gỗ Việt Nam là một trong những dòng tranh được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ. Đây là một trong những dòng tranh đòi hỏi kĩ thuật cao và sự mỹ cảm lớn. Dù trải qua những thử thách khắc nghiệp của thời gian, của biến cố lịch sử tranh khác gỗ vẫn được bảo tồn và lưu giữ cho đến tận ngày hôm nay. Đó không chỉ còn là những giá trị về mặt văn hóa – xã hội mà còn là một sự lưu giữ về chính trị, sự phát triển kinh tế qua từng giai đoạn khác nhau. Hy vọng số lượng những bức tranh khắc gỗ nổi tiếng của Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại ở số lượng này và được lưu truyền cho đến tận những thế hệ mai sau như một cuốn sách ghi chép lịch sử!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *