Một công trình xây dựng muốn đảm bảo được độ chắc chắn thì quy trình làm móng nhà luôn phải luôn tuân thủ các nguyên tắc trong thi công. Đây là lĩnh vực ắt hẳn rất ít người để ý đến và thường xuyên phó mặc cho các nhà thầu. Tuy nhiên điều này lại trực tiếp quyết định đến chất lượng công trình của bạn. Vậy nên quy trình làm móng nhà gồm những gì và trong đó cần lưu ý những chi tiết nào là những điều bạn cần phải nắm chắc ngay lúc này.
Tổng quan chung về quy trình làm móng nhà
Móng nhà là gì?
Trong xây dựng, móng nhà chính là phần nằm cuối cùng cũng là phần đầu tiên để tạo lên một kiến trúc, một ngôi nhà. Vì vậy đây là phần chịu toàn bộ trọng lượng của công trình, dù là quy trình làm móng nhà cấp 4 hay là một tòa cao ốc mấy chục tầng thì đây luôn là phần phải làm kiên cố và cẩn thận nhất. Nếu như không tuân thủ, cũng như để một phút lơ là trong lúc thi công phần móng thì không ai có thể đảm bảo chất lượng của công trình sau khi hoàn thành xong. Nếu như phần móng bị hỏng hay không đạt chuẩn thì bền vững, thời gian sử dụng sẽ không được lâu dài và nếu để sửa lại sẽ ngốn rất nhiều chi phí và thậm chí là phải dỡ bỏ cả căn nhà đi để xây lại từ đầu.
>> Xem thêm bài viết: 7 nguyên tắc kê giường ngủ chuẩn phong thủy
Móng nhà bao gồm ba phần là đế móng (chân móng), thân móng (bện móng, tảng móng) và cổ móng (tường móng). Tất cả ba phần này đều nằm trong mặt phẳng tính từ đáy móng đến đỉnh móng. Móng công trình có nhiều loại, căn cứ vào tải trọng, chiều cao của công trình và đặc biệt là tính chất của các tầng mà các nhà thầu, kỹ sư xây dựng sẽ quyết định sử dụng loại móng nhà nào sao cho phù hợp và đảm bảo sự an toàn nhất.
Các loại móng nhà cơ bản trong xây dựng
Móng tự nhiên
Đây là loại móng nhà được coi là ít tốn kém nhất và không cần mất quá nhiều thời gian xây dựng. Lợi dụng địa hình, bề mặt của tầng đất rắn chắc, cứng cáp tại đây mà không cần phải đào bới hay gia công cứ thể mà tiến hành triển khai xây dựng trực tiếp. Thế nhưng loại móng này chỉ thích hợp xây dựng các công trình có trọng tải thấp như nhà tạm thời, nhà tranh, nhà lá,…
Móng đơn
Hay còn gọi là móng độc lập, móng cột, móng trụ, đế cột dùng để đỡ cột hoặc một cụm cột đứng sát vào nhau để có thể chịu được trọng tải của công trình phía trên. Đây cũng là loại móng rẻ tiền nhất, tác dụng chịu lực tùy thuộc hoàn toàn vào thành phần cấu tạo và mác bê tông. Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Trong xây dựng có đôi khi là móng đơn được chia là móng cứng, móng mềm hoặc kết hợp thích dụng cho chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu,…
Móng băng
Trong các công trình xây dựng móng băng sẽ có hình dạng là một dải dài độc lộc hoặc giao với nhau có tác dụng đỡ cột, hàng cột. Đây là loại móng dùng trong trường hợp không thể dùng được loại móng đơn hoặc để cân bằng độ lún giữa các cột trong cùng một hàng. Móng băng thường được sử dụng trong xây dựng nhà ở nhất vì chúng dễ thi công mà kinh phí lại không tốn nhiều.
Móng bè
Móng bè còn được gọi với một cái tên khác nữa là móng toàn diện được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình muốn xây dựng tầng hầm, bể bơi, bồn chứa nước. Nguyên tắc xây dựng loại móng này chính là trải rộng dưới toàn bộ cộng trình để giảm thiểu áp lực phía trên lên trực tiếp mặt đất phía dưới.
Móng cọc
Cấu tạo của loại móng nhà này gồm hai phần chính là cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Để tăng khả năng chịu trọng tải cho móng nhà người ta sẽ đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu như một biện pháp để gia tăng nền đất phía dưới.
Quy trình làm móng nhà tiêu chuẩn
Bước 1 : Công tác ép cọc
Nếu như trên địa hình các tầng đất cứng cáp, rắn chắc thì phần phần cọc làm rất nhanh và không mất thời gian. Nhưng nếu trên khu đất là ao hồ san lấp, để đảm bảo an toàn, cần thực hiện việc khoan ép cọc bê tông cốt thép nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công trình và các khu xung quanh. Cần chú ý đến hướng ép cọc theo chiều sao cho phần đất bị nén đẩy ít nhất để giảm thiểu tác động đến các công trình bên cạnh.
Bước 2: Công tác làm móng
Đây chính là phần quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình. Đầu tiên phần lớp lót khi làm móng cần có độ phẳng, nếu dùng gạch vỡ thì phải trộn vữa xi măng rải đều, không nên dùng các loại phế thải xây dựng để làm lớp lót móng nếu không sẽ rất xẩy ra hiện tượng lún, sụt. Tiếp đến phần hố móng phải khô ráo để đất ở đáy móng không bị trôi, làm giảm độ chặt của đất hoặc lún không đều nhau.
Bước 3: Công tác khuôn móng
Dùng để tạo hình dạng cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép trong quá trình thi công móng nhà. Gỗ, thép là những vật liệu chủ yếu để làm ván khuôn. Ván khuôn khi lắp đặt phải kín khít, vững chắc, không cong vênh để tạo hình dạng chuẩn nhất cho móng nhà.
Bước 4: Công tác trộn bê tông
Trộn bê tông không được tùy hứng mà phải đảm bảo theo một tỉ lệ chuẩn nhất ượng nước quá nhiều sẽ làm giảm cường độ và chất lượng bê tông, ngoài ra đá, cát dùng trong làm móng luôn phải đảm bảo tỉ lệ đều nhau và sạch sẽ. Nên trộn bê tông trước từ 2, 3 phút để bê tông được trộn đồng đều và phải sư dụng ngay sau đó không quá 45 phút.
Bước 5: Công tác bảo dưỡng bê tông
Quy trình bảo dưỡng diễn ra liên tục ít nhất trong 7 ngày để có thể đạt được cường độ tốt. Nếu như trong quá trình nước trong quá trình trộn không thể thủy hóa thì phải phun nước vào coppha là cách giữ ẩm tốt nhất. Ngoài ra, cần đảm bảo che đậy bê tông sau khi đổ để giữ nước và chống nắng cho bê tông.
Những điều cần lưu ý trong quá trình làm móng nhà
+ Khảo sát kĩ địa hình, bề mặt đất: Trước khi tiến hành xây nhà, làm móng bạn cần phải khảo sát thật kĩ càng khu vực dự định thi công, nhất là phần đất nền phía dưới xem có được ổn định và chắc chắc hay không. Loại đất tốt nhất để xây nhà là đất cát vì nó rất chặt và kiên cố, khô ráo nhanh thấm, và điều quan trọng nhất là đất cát chính là loại đất ít xảy ra tình trạng sụt, lún nhất. Đặc biệt cần tránh xây dựng gần các mạnh nước quá cao sẽ gây ra tình trạng ẩm thấp lâu ngày khiến phần đất nền dưới móng bị giãn lở rất nguy hiểm.
+ Chọn loại móng thích hợp: Có rất nhiều loại móng trong xây dựng và mỗi một loại móng đều thích hợp cho mỗi địa hình và sức chịu trọng tải cũng khác nhau. Vậy nên cần phải cân nhắc, tính toán sao cho thật kĩ càng để lựa chọn loại thích hợp nhất.
+ Chọn nhà thầu giàu kinh nghiệm: Cách tốt nhất để cho quy trình làm móng được diễn ra thuận lợi và đạt kết quả như mong muốn là bạn hãy chọn nhà thầu đã có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng từ các công trình nhà ở thông dụng đến các công trình cần kĩ thuật cao. Lúc này các phương án lựa chọn móng nhà dựa trên tính toán, khảo sát sẽ được chuẩn xác nhất và chất lượng cũng sẽ được đảm bảo hoàn toàn. Trước khi xây nhà nếu như các bạn chưa tìm được mẫu thiết kế nhà phù hợp thì các thể tham khảo các mẫu thiết kế biệt thự cổ điển đẹp để lựa chọn cho mình được các mẫu phù hợp.
Hiểu thêm về quy trình làm móng nhà sẽ giúp bạn có thể tự giám sát được công trình chuẩn bị khởi công của mình cũng như đánh giá sự tính toán, lựa chọn của các nhà thầu. Việc giám sát này sẽ giúp bạn thẩm định được chất lượng của công trình, ước tính ban đầu chi phí xây dựng. Hy vọng với phần thông tin trên và những lưu ý trong suốt quá trình này sẽ giúp việc tiến hành thi công của bạn được diễn ra một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất.